Dấu Hiệu Tay Chân Miệng Ở Trẻ – Ba Mẹ Đừng Làm Ngơ

Trẻ em là đối tượng hàng đầu để các loại bệnh nguy hiểm tấn công. Trong đó có bệnh tay chân miệng. Đây là loại bệnh lây lan cực nhanh. Nhưng lại không có thuốc đặc trị. Do vậy mà nhiều em bé đã ra đi vĩnh viễn chỉ vì những chủ quan nhất thời của người lớn.

Từ hôm gửi con đi học mẫu giáo, mình cũng khá là yên tâm vì ở trường cô giáo chăm bé cũng kỹ lắm. Nhưng không ngờ một lớp học đông bạn như thế, con mình sức đề kháng tốt lắm vẫn bị lây một cái bệnh gì. Mà cứ nổi mẫn đỏ ở lưỡi, miệng.

Ban đầu thấy con không sao. Nhưng chỉ có 2 ngày sau, con mình khóc đêm nhiều lắm, bỏ ăn, lở loét cả miệng. Đặc biệt là sốt cao, hốc mắt, da xanh. Thấy con nhẹ tễnh, không ăn là mình xót hết cả ruột. Dù trời mưa to, nhưng mình vẫn chở con đi bệnh viện Nhi cho bằng được.

Bác sĩ nói con mình bị bệnh chân tay miệng. Không chữa ngay là còn nổi cả toàn thân. Và lây bệnh cho người khác nhanh như chớp ấy. Cho nên mình muốn nhắn nhủ các bố mẹ rằng. Đừng có ngồi yên tại chỗ bình thản với dấu hiệu bệnh này nhé. Nếu không kịp thời, con bạn có thể mất mạng dễ như chơi!

Dấu Hiệu Tay Chân Miệng Ở Trẻ - Ba Mẹ Đừng Làm Ngơ-1
Trẻ bị bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân cao nhất dẫn đến bệnh tay chân miệng

Theo các chuyên gia y tế, trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc dấu hiệu tay chân miệng cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do Virus nhóm đường ruột như Coxsackie, Echo, EV71 gây nên.

Khi virus xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Nếu không cẩn thận, bệnh có thể làm cho trẻ biến chứng viêm não. Thậm chí là ảnh hưởng hệ tim mạch và phổi. Trong đó hậu quả nguy kịch nhất là dẫn tới tình trạng tử vong ở trẻ. Cho nên bố mẹ đừng có làm ngơ trước những dấu hiệu bất thường ở con trẻ.

Nhận biết dấu hiệu tay chân miệng để xử lý kịp thời

Như ở trên đã đề cập, bệnh tay chân miệng trẻ em rất dễ mắc phải, đặc biệt là dưới 5 tuổi. Bệnh thường có những dấu hiệu tay chân miệng khác nhau tùy từng thời điểm, giai đoạn, lứa tuổi và từng đối tượng cụ thể. Nhưng theo nghiên cứu và phân tích từ các chuyên gia y tế. Thì các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ đa phần đều có chung biểu hiện qua từng giai đoạn như sau:

Các giai đoạn của dấu hiệu tay chân miệng

Giai đoạn ủ bệnh

Kéo dài từ 3 – 7 ngày khi trẻ đã tiếp xúc hoặc bị virut xâm nhập. Giai đoạn này trẻ chưa có biểu hiện gì đáng kể nên khó đoán được tình trạng bệnh.

Giai đoạn khởi phát

Chỉ từ 1 – 2 ngày, trẻ đã có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, đi tiêu chảy vài lần trong ngày…

Dấu Hiệu Tay Chân Miệng Ở Trẻ - Ba Mẹ Đừng Làm Ngơ-2
Triệu chứng sốt khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Giai đoạn bùng phát

Từ 3 – 10 ngày, trẻ có các dấu hiệu tay chân miệng điển hình của bệnh như:

– Phát ban dạng bỏng nước trên da với đường kính từ 2 – 5 mm hình bầu dục ở giữa, có màu xám sẫm. Những ban đỏ này thường xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Triệu chứng này không gây ngứa và đau. Nhưng có thể kéo dài đến 10 ngày, sau đó để lại vết thâm.

– Loét miệng: Vết loét có thể có đường kính từ 4 – 8 mm. Xuất hiện ở viêm mạc miệng, lợi, lưỡi và vòm họng. Làm cho trẻ đau rát, khó chịu khi nuốt thức ăn.

– Trẻ sốt cao liên tục. Hạ sốt mãi mà không thuyên giảm.

– Trẻ giật mình, mệt mỏi, li bì, ngủ nhiều. Cơ thể ra nhiều mồ hôi.

– Thở nhanh hoặc thở bất thường. Như thở nông, thở dốc.

– Có hiện tượng run người, chân tay.

– Nếu trẻ sốt cao có thể gây biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp v.v…

Giai đoạn lui bệnh

– Nếu trẻ sốt nhẹ và không bị biến chứng thì 3 – 7 ngày sau sẽ tự hồi phục.

– Nếu trẻ sốt nhẹ và có biến chứng. Các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để chữa trị.

Cách phòng và xử lí khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có thuốc để ngăn ngừa và đặc trị. Cho nên cách tốt nhất là giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ khi bước vào các thời điểm giao mùa. Đặc biệt là áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:

– Dùng xà phòng rửa tay thường xuyên cho cả người lớn lẫn trẻ em. Cụ thể như khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi đi vệ sinh v.v…

Dấu Hiệu Tay Chân Miệng Ở Trẻ - Ba Mẹ Đừng Làm Ngơ-3
Hãy tập thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ để phòng các dấu hiệu tay chân miệng

– Thường xuyên làm sạch, khử trùng các môi trường mà bé hay tiếp xúc như đồ chơi, nhà cửa, dụng cụ học tập…

– Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người đã mắc bệnh tay chân miệng.

– Sử dụng các thực phẩm tươi sạch. Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi.

– Không cho trẻ mút tay, chân, ngậm, nuốt các vật dụng bẩn không an toàn.

– Không cho trẻ đến những chỗ đông đúc, ồn ào khi bé cảm thấy không khỏe.

Cách xử lý khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

– Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu tay chân miệng. Phụ huynh nên cách ly trẻ ở nhà, không đưa trẻ ra các khu vui chơi, nhà trẻ v.v..Để tránh tình trạng lây lan cho người khác và làm tình trạng bệnh của trẻ càng tiến triển xấu thêm. Đặc biệt là không được làm ngơ với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ.

– Khi mới phát hiện và đang điều trị tại nhà. Phụ huynh cần nhanh chóng hạn chế người ra vào. Đồng thời tiến hành khử khuẩn môi trường xung quanh. Đặc biệt chất thải của bệnh nhân cần được xử lý bằng dung dịch chroramin B trước khi đi vào hệ thống thải chung.

– Trong quá trình chăm sóc cần phải rửa tay thường xuyên, đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ. Tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi lên các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Dấu Hiệu Tay Chân Miệng Ở Trẻ - Ba Mẹ Đừng Làm Ngơ-4
Hãy đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi có các dấu hiệu tay chân miệng

– Ngoài ra cần bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt như cháo, sữa chua, nước ép trái cây v.v…Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các thực phẩm và thức uống giàu vitamin C.

– Đưa trẻ đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được y bác sĩ chẩn đoán, điều trị chính xác bệnh. Nhằm tránh tình trạng biến chứng khôn lường ở trẻ.

Kết luận

Với những chia sẻ kinh nghiệm ở trên, chúng tôi hy vọng các ông bố bà mẹ hãy luôn sáng suốt chăm sóc sức khỏe cho con. Đừng để những sai lầm đáng tiếc xảy ra chỉ vì những sơ suất nhỏ và chủ quan đến từ người lớn.

Scroll to Top