Con trai tôi năm nay đã 2 tuổi mà đêm nào cháu cũng khóc ngặt nghẽo 4,5 lần, rất khó dỗ. Cho đến một hôm, tôi được chị cùng cơ quan mách các phương pháp trị tận gốc căn bệnh khóc đêm từ khi con 8 tháng tuổi và tôi đã áp dụng thành công cho con mình. Bài viết này, tôi sẽ trả lời câu hỏi “trẻ khóc đêm phải làm sao” để các mẹ biết rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân tại sao trẻ khóc đêm
Nhiều mẹ vẫn thắc mắc hỏi trẻ khóc đêm phải làm sao? Trẻ khóc đêm là từ nguyên nhân nào? Tại sao con nhà người ta cũng bằng tuổi con mình lại ngủ ngon giấc mà con mình quấy khóc ngặt nghẽo đến vậy? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như tổng hợp từ các trường hợp mẹ nuôi bé, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé bị khóc đêm:
1. Trẻ khóc đêm do tiêu hóa không tốt
Chăm sóc trẻ nhỏ mẹ không những phải kiên trì mà cần phải có những hiểu biết khoa học trong cách nuôi dạy trẻ. Nếu mẹ thấy bé gào khóc vào đêm, bụng phình to lên, nghe thấy tiếng sôi trong bụng hay bé xả hơi thì khả năng rất cao là bé bị đầy bụng, ăn nhiều nhưng không tiêu hóa được.

Trong trường hợp này, mẹ hãy cho bé uống men tiêu hóa. Nếu tình trạng không thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời.
2. Trẻ khóc đêm do hoạt động quá mức
Hệ thần kinh của trẻ nhỏ còn chưa phát triển toàn diện nên khả năng ức chế vẫn còn kém. Bởi vậy, nếu ban ngày bé vui chơi, đùa nghịch quá sức thì ban đêm não bộ của bé vẫn duy trì trạng thái hưng phấn. Trạng thái này khiến bé có thể la khóc bất kỳ lúc nào giữa đêm khi đang ngủ. Chính vì vậy, mẹ không nên để bé hoạt động quá sức vào ban ngày.
3. Trẻ mọc răng hàm
Có nhiều trẻ ở 5 – 6 tháng tuổi đã bắt đầu hiện tượng mọc răng. Khi mọc răng thường kèm theo các triệu chứng như ho, sốt khiến bé quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Trong các trường hợp như vậy, mẹ thường cố gắng tìm ra câu trả lời cho việc con trẻ khóc đêm phải làm sao? Mẹ hãy dùng ngay các biện pháp đơn giản như chườm khăn lạnh hoặc giã một ít lá dấp/diếp cá và đắp lên trán cho bé. Khi cắt sốt, giấc ngủ của bé sẽ ngon và sâu hơn.
4. Bé mắc bệnh tè dầm vào đêm
Rất nhiều bé ở độ 8, 9 tuổi vẫn không bỏ được thói quen tè dầm vào đêm. Bé tè dầm khiến tã lót ướt súng, nếu mẹ không biết và thay kịp thời, bé có cảm giác khó chịu, lăn qua lăn lại và khóc lải nhải cả đêm. Với những trẻ như này, mẹ nên hạn chế cho bé uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Hơn nữa, mẹ cũng nên nắm rõ hơn về quy luật tiểu đêm của bé, mẹ có thể chủ động đóng hoặc bỉm, tã trước cho bé để bé có giấc ngủ ngon, say.

Ngoài ra, một số nguyên nhân như bé bị nghẹt mũi, nhiệt độ trong phòng quá cao hoặc quá thấp, thói quen tỉnh dậy giữa đêm của bé…cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng quấy khóc đêm ở các con trẻ. Để giải quyết được vấn đề “trẻ khóc đêm phải làm sao”, mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra những biện pháp triệt để nhé!
Cách khắc phục vấn đề trẻ khóc đêm các mẹ bỉm sữa nên biết
Để hạn chế vấn đề trẻ khóc đêm, các mẹ cần chú ý một số điều sau:
1. Vỗ lưng trẻ
Nhiều mẹ lầm tưởng rằng khi con trẻ giật mình giữa đêm, nếu vỗ và xoa lưng nhẹ nhàng sẽ dễ đưa trẻ vào giấc ngủ say sưa hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho rằng đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trong tình huống đó, mẹ không nên vỗ lưng bé mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Mẹ chỉ nên dỗ dành khi bé bật khóc òa hoặc cử động mạnh.
2. Đóng tã hoặc bỉm vào ban đêm cho bé
Mẹ không nên quấn tã hoặc đóng bỉm quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh. Hơn nữa, mẹ cũng không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ. Bởi lẽ, khi đó bé sẽ quen với hơi mẹ, khó có thể đặt bé xuống giường, nôi ngủ.
Cách thay tả, đóng bỉm cho trẻ sơ sinh
3. Vị trí đặt giường ngủ của bé
Giấc ngủ của bé có ngon, sâu hay không cũng một phần do hướng giường ngủ quyết định. Ba mẹ nên quan sát các yếu tố như : hướng gió lùa vào phòng, hướng tỏa nhiệt của điều hòa, ổ cắm các thiết bị điện tử, cực phát wifi…trước khi quyết định đặt giường của bé ở đâu.
Theo phong thủy, ba mẹ hãy đặt nôi, giường của bé theo đường chéo tính từ cửa chính của phòng hoặc bé nằm mặt hướng về phía Bắc để đảm bảo tốt cho dòng chảy năng lượng lành mạnh. Hơn nữa, ba mẹ không nên để năng lượng tích tụ xung quanh bé bằng cách đẩy nôi để sát vào tường.
Ba mẹ không nên đặt giường trực tiếp ngay cửa ra vào phòng ngủ hay gần cửa sổ vì luồng khí chênh lệch trong và ngoài phòng dễ gây bệnh, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu nhà bạn có điều kiện thì bạn nên chọn phòng ngủ cho bé trai ở hướng Tây và bé gái ở hướng Nam của ngôi nhà.
Đó là cách giải quyết vấn đề “trẻ khóc đêm phải làm sao” theo lý giải của các nhà phong thủy học.

4. Mẹ nên tạo không gian an toàn và cảm giác thoải mái cho bé con
Khi trẻ ngủ, mẹ nên để lưng bé nằm trên một tấm nệm phẳng căng, không bị trùng hay võng xuống. Chăn của bé phải đủ ấm, thoáng khí tự nhiên, không có những sợi vải vướng vào mặt bé tạo ra những hạt bụi nhỏ làm cho bé ghẹt mũi và khó thở.
Ngoài ra khi bố trí chỗ ngủ của bé, bạn cần tránh để gương soi trong phòng, đặc biệt là soi vào hướng đối diện mặt bé, vì khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng từ trường nhiễu loạn khó kiểm soát, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Kết luận
Đó là các nguyên nhân, một số lưu ý và cách khắc phục vấn đề “trẻ khóc đêm phải làm sao” cho các bậc cha mẹ. Cha mẹ hãy quan tâm từ những điều nhỏ nhặt xung quanh để bé luôn có giấc ngủ ngon và sâu nhé!