Con cái được sinh ra là niềm mong mỏi, vui mừng và hạnh phúc lớn lao của các bậc cha mẹ. Bé con phát triển khỏe mạnh lại là điều tuyệt vời hơn nữa. Nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra đều được như vậy. Bởi trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Chúng ta không thể tránh khỏi những sai sót ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt là những kiến thức liên quan đến các bệnh thường gặp ở trẻ hiện nay. Trong đó, đáng lo nhất là khi bé bị tiêu chảy thường xuyên.
Để giúp các bậc phụ huynh chưa có kinh nghiệm về việc nhận biết và xử lý tình huống khi trẻ mắc bệnh. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp tìm ra nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bé bị tiêu chảy. Một bệnh rất phổ biến ở mọi thời điểm trong năm và không chừa bất kỳ lứa tuổi, quốc gia nào.

Không thể làm ngơ với các nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy
Theo thống kê của tổ chức WHO thì hàng năm trên thế giới có hơn 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh tiêu chảy. Cũng vì bệnh này đã khiến cho 3,5 triệu trẻ tử vong. Ở nước ta mỗi năm có đến hơn 1,2 triệu hồ sơ bệnh án ghi nhận bệnh này đối với trẻ. Thực trạng này càng báo động hơn khi bệnh tiêu chảy đang có xu hướng tăng theo mỗi năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáng buồn hơn nữa, khi các bé mỗi năm phải vào viện điều trị bệnh này từ 3 đến 4 lần. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện thể chất ở trẻ.
Bé bị tiêu chảy chính là lý do chính gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng. Tạo tiền đề cho hàng loạt virut nguy hiểm xâm nhập. Gây ra vô số bệnh cơ hội ảnh hưởng đến cơ thể khi nó hoạt động mạnh.
Nguyên nhân có phải từ các bậc phụ huynh?
– Nguyên nhân trực tiếp là khi chúng ta cho trẻ ăn uống không hợp vệ sinh. Thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Do dùng đồ ôi thiu hay chưa được đun sôi nấu kĩ, để bé gần môi trường bẩn thỉu v.v… Từ đó các virut (Rotavirus…), vi khuẩn (E.Coli, Shigella, Campylobacter Jejuni, Samonella, phẩy khuẩn tả…), ký sinh trùng (Amip, L.Giardia) sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa, sinh sôi, phát triển, tạo ra các chất độc ngay trên đường ruột của bé.
– Để đào thải độc tố đó, cơ thể bé tập trung một lượng nước nhằm trung hòa chất độc. Đồng thời, ruột co bóp liên tục để tống độc tố thải ra ngoài. Khiến bé rơi vào tình trạng tiêu chảy, loẹt xoẹt suốt ngày.
– Ngoài ra, do còn thiếu kinh nghiệm trong vấn đề xử lý và chăm sóc trẻ ở nhiều bậc phụ huynh. Cụ thể như việc vệ sinh cho trẻ, chọn thực phẩm không đúng cách, nhận biết bé tiêu chảy chậm chạp v.v… Dẫn tới tình trạng bệnh tiêu chảy của bé càng trầm trọng hơn.

Dấu hiệu đặc biệt để nhận biết khi bé bị tiêu chảy các mẹ nên chú ý
Có hai dạng tiêu chảy chính là tiêu chảy cấp tính và mãn tính. Tiêu chảy cấp tính thường xảy ra đột ngột kéo dài từ 3-5 ngày. Còn tiêu chảy mãn tính có bé đi nhiều lần trong ngày. Có ngày ít và có thể kéo dài trên 2 tuần. Nhưng các biểu hiện của hai dạng này tương đối giống nhau nên bố mẹ nên thật sự quan tâm chú ý. Và theo dõi cẩn thận con mình bằng 3 giai đoạn cụ thể sau đây:
– Giai đoạn chưa mất nước: Bé vẫn tỉnh táo, không đòi nước, da dẻ vẫn bình thường. Giai đoạn này rất ít trường hợp được phát hiện.
– Giai đoạn mất nước: Xảy ra 5 đến 6 tiếng trước khi bé bị tiêu chảy nặng. Thông thường bé sẽ có biểu hiện kén ăn, đầy bụng, ợ hơi, nôn, uốn khóc, da vàng, mắt trũng v.v…Đi ngoài nhận thấy có phân dạng lỏng hoặc nước phân có máu.
– Giai đoạn mất nước nghiêm trọng: Bé không thể uống được nước, da nhăn, chân tay lạnh, rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Trên đây chỉ là những biểu hiện thường gặp của bệnh tiêu chảy ở đa số trẻ khi khảo sát. Nhưng nếu bé nhà bạn có những biểu hiện bất thường khác cũng cần thăm khám kịp thời. Để chữa trị ngay khi mầm bệnh kịp sinh sôi.

Cách phòng ngừa và xử lý khi bé bị tiêu chảy
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả. Các ông bố bà mẹ hãy học biện pháp chăm con đúng cách:
– Chọn thực phẩm sạch, tươi ngon có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không cho trẻ ăn các thức ăn làm sẵn, lề đường và các thực phẩm ôi thiu. Thực phẩm phải được chế biến kĩ càng, nấu chín uống sôi.
– Tuyệt đối không được kiêng cữ khi con bị tiêu chảy. Mà nên cho con ăn đầy đủ các món nhằm cung cấp dinh dưỡng.
– Không cho con ăn thức ăn thừa, rồi hâm đi hâm lại trong ngày.
– Sử dụng nguồn nước đảm bảo.
– Trước khi ăn phải vệ sinh tay chân kĩ càng cho bé. Không cho bé chơi tại những vùng ô nhiễm, đồ chơi dính bẩn.
– Không cho bé tiếp xúc với người đang mang bệnh tiêu chảy.
– Không sử dụng các thuốc kháng sinh cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Không được tùy tiện cho con uống hết bài thuốc dân gian này sang bài thuốc dân gian khác. Vì tâm lý hoang mang, nhiều mẹ thấy không khỏi trong 2 ngày, lại đổi sang cách trị tiêu chảy mới.
– Theo dõi biểu hiện của bé thường xuyên trong ngày.
– Trước và sau khi chế biến thức ăn cho con. Mẹ hãy vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ.
Cách xử lý tình huống khi bé bị tiêu chảy
– Khi nhận định bé bị tiêu chảy việc đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là bù nước ngay tức thì cho trẻ. Phương pháp tốt nhất hiện nay là sử dụng gói Oresol hòa với nước lọc đun sôi để nguội. Tỉ lệ pha và cách dùng phải đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
– Cho trẻ uống đến khi không còn khát nữa thì dừng lại. Việc sử dụng dung dịch này sẽ bù nước, muối khoáng và chất điện giải. Giúp cơ thể đào thải chất độc một cách hiệu quả và nhanh chóng.

– Đồng thời kết hợp bổ sung thêm chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, cháo lỏng đủ thịt, cá, rau củ quả v.v… Ngoài ra, mẹ có thể dặm thêm sữa chua được làm âm ấm cho bé tăng sức đề kháng tốt hơn.
– Để phòng tránh tiêu chảy hiệu quả. Bố mẹ hãy cho con tiêm phòng vắc -xin khi con tròn 3 tháng tuổi.
– Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm. Thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé thăm khám tại các cơ sở y tế địa phương và bệnh viên gần nhất.
Kết luận
Với những chia sẻ chân tình ở trên. Hy vọng các ông bố bà mẹ biết cách chăm sóc con yêu của mình đúng cách. Nhằm mang lại những điều tuyệt vời nhất giúp con khỏe mạnh hàng ngày.