4 Nguyên Nhân Mẹ Không Thể Ngờ Tới Khiến Trẻ Bị Táo Bón

Mỗi lần đi vệ sinh, con tôi thường ngồi hàng nửa tiếng đồng hồ trong đó, lúc ra ngoài nước mắt ngắn, nước mắt dài, mặt thì mếu máo. Tôi biết là con trẻ bị táo bón nhưng con tôi rất bướng bỉnh, trong bữa ăn bé chỉ ăn cơm, thịt cá mà không chịu ăn rau củ quả. Được các mẹ cùng cơ quan mách bảo, tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh táo bón ở nhà tận gốc cho bé và đã thành công.

Táo bón ở trẻ em là gì?

Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường (trẻ từ 1-4 tuổi sẽ đi 1-2 lần/ngày), và khi đi tiêu, phân ở dạng khô, cứng, khiến trẻ bị đau. Thậm chí, nếu táo bón nặng, trẻ có thể bị đi ra máu cơ thể.

4 Nguyên Nhân Mẹ Không Thể Ngờ Tới Khiến Trẻ Bị Táo Bón
Bé bị táo bón

Theo con số thống kê tại một bệnh viện Nhi, trung bình cứ khoảng 100 trẻ em, lại có 4-5 trẻ bị táo bón. Bệnh táo bón tuy không nghiêm trọng như những căn bệnh nan y khác nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.

Làm thế nào để biết trẻ nhà bạn đang bị táo bón?

Táo bón là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, khó chịu, lười ăn, chính bởi vậy, khi có các hiện tượng sau, bạn hãy nghĩ ngay tới vấn đề táo bón ở trẻ:

– Trẻ từ 1 tuổi đến 4 tuổi, nếu bình thường, sẽ đi đại tiện 1 đến 2 lần/ngày. Nếu trẻ không đi tiêu hàng ngày hoặc số lần đi giảm hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu bé bị táo bón.

– Bé đi đại tiện rất khó khăn, có cảm giác đau rát. Trong trường hợp này, mẹ có thể nhận biết trực tiếp qua hành động và biểu hiện trên khuôn mặt của bé như không muốn đi đại tiện, khi đi con thường dạng 2 chân, ghì chặt mông và xoắn cơ thể, mặt nhăn nhó và gương mặt biểu hiện sự khó chịu, gượng ép…

– Trẻ bị táo bón 100% có hiện tượng đau bụng, và hơn nữa, khi đi đại tiện, phân của bé rất cứng, khô và có hiện tượng bị vón cục lại.

4 Nguyên Nhân Mẹ Không Thể Ngờ Tới Khiến Trẻ Bị Táo Bón
Biểu hiện của trẻ bị táo bón

– Có thể xuất hiện màu đỏ tươi của máu trên bề mặt phân cứng (trường hợp này, bé đã bị táo bón khá nặng)

– Bé khó chịu trong người nên sinh ra khó chịu, biếng ăn, biếng chơi, hay khóc lóc, cáu gắt.

Đó là các dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên đưa các bé đến gặp bác sĩ trong trường hợp bé bị táo quá 10 ngày kèm theo các triệu chứng:

– Sốt cao

– Ói mửa liên tục

– Xuất hiện máu tươi trong phân, chướng bụng

– Xuất hiện vết nứt ở hậu môn

Đây là trường hợp trẻ bị táo bón quá nặng, nếu mẹ cứ để bé ở nhà và tự chữa trị, sẽ gây ra những hiện tượng khó lường.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón mà mẹ không ngờ tới

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị táo bón mà mẹ “vô tình” không biết:

– Khi bé đang uống một loại sữa những không thấy bé tăng cân, mẹ quyết định đổi sữa công thức cho bé, tuy nhiên, nếu mẹ chọn sữa không phù hợp cũng dễ dẫn đến hậu quả là con bị táo bón.

4 Nguyên Nhân Mẹ Không Thể Ngờ Tới Khiến Trẻ Bị Táo Bón
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

– Do sữa công thức mẹ pha cho bé không đúng tỷ lệ hoặc do mẹ bị táo bón cho con bú. Thực đơn của bé ít chất xơ, bé hay ăn thịt nhiều mà ít ăn hoa quả hoặc thậm chí, nếu ăn rau củ quả, bé chỉ uống nước chứ không ăn cái.

– Có nhiều mẹ lầm tưởng rằng khi cho bé ăn nhiều hoa quả thì sẽ tránh được hiện tượng trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, thực tế không hẳn là vậy. Có một số loại hoa quả rất dễ gây táo bón ở trẻ như: táo xanh, tào tàu hay chuối chín… Mẹ nên hạn chế cho bé ăn những loại hoa quả này để bé dễ đi đại tiện hơn!

– Uống quá nhiều sản phẩm từ sữa và bánh kẹo ngọt như phomai, sữa công thức… cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón.

Cách trị táo bón ở trẻ em dứt điểm ngay tại nhà

Có khá nhiều cách để mẹ áp dụng chữa bệnh táo bón ở bé, tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, để trị táo bón ở trẻ, các mẹ nên:

– Cho bé uống nhiều nước: Nước vô cùng có lợi cho sức khỏe của bé, nước giúp đào thải các chất độc ở cơ thể bé ra ngoài theo đường tiểu tiện.

– Trẻ dưới 6 tháng đã bú mẹ nên không cần uống nước, tuy nhiên, nếu bị táo bón mẹ vẫn nên cho bé uống 100ml-150ml nước mỗi ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 năm, mẹ nên cho bé uống 200ml – 300ml nước mỗi ngày. Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi, lượng nước uống mỗi ngày lại tăng lên chút, mẹ cho bé uống 500ml đến 600ml/ngày. Trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi, nên uống 1000ml nước/ngày.

– Trong trường hợp trẻ bị táo bón trong giai đoạn bú mẹ, mẹ nên xem lại và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để có thể cắt cơn táo bón của bé nhanh chóng.

– Trong thực đơn của bé, mẹ nên chọn những loại hoa quả có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mống tơi, đu đủ, cam, bưởi… Hơn nữa, mẹ nên cho trẻ làm quen với các món rau xanh và quả chín từ nhỏ. Đó là thói quen tốt.

– Nếu trẻ lớn, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, cóc, hồng xiêm hay những đồ uống ngọt hay các loại nước uống có ga.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng hay vitamin C theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế biện pháp này.

Điều trị táo bón cho trẻ em

Kết luận

Trẻ bị táo bón tuy không nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể cũng như chất lượng cuộc sống của bé. Các mẹ hãy chú ý đến thực đơn cũng như cách chăm sóc bé để bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhé!

Scroll to Top