Hôm nay, sếp đi vắng nên mấy chị em tranh thủ ngồi tám chuyện chồng con. Dạo này, con trẻ biếng ăn, mỗi bữa ăn kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Nhìn lại thân con chỉ còn “da bọc xương”, gầy xanh xao, tôi mới giật mình nghĩ tới căn bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Suy dinh dưỡng là gì?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là tình trạng thiếu hụt nặng chất dinh dưỡng, khiến cơ thể chậm phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tăng trưởng và phát triển của bé.
Đối với trẻ nhỏ, tình trạng suy dinh dưỡng thường xảy ra phổ biến ở giai đoạn từ 6 – 24 tháng tuổi. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao để bổ sung dưỡng chất phát triển trí não, chiều cao cũng như cân nặng.

Làm cách nào để nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng hay không?
Có khá nhiều cách để nhận biết được con mình có bị suy dinh dưỡng hay không? Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm thực tế của các bà mẹ bỉm sữa cũng như sự chứng minh của khoa học, ba mẹ có thể nhận biết dễ dàng căn bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ bằng 2 cách đơn giản:
Cách 1: Quan sát bằng mắt thường
Với trẻ mắc căn bệnh suy dinh dưỡng, chúng thường có các biểu hiện như:
– Teo mỡ ở cánh tay, người gầy, thịt không chắc (thịt nhẽo)
– Da xanh xao, cảm giác như bé rất yếu đuối, thiếu sự sống
– Tóc thưa thớt, dễ rụng, dễ gãy và vàng nhiều (dễ đổi màu)
– Cả một thời gian dài không lên cân hoặc giảm cân, sụt cân liên tục
– Đường tiêu hóa bị rối loạn, hay gặp phải các hiện tượng về đường tiêu hóa như: phân sống, ỉa chảy…
– Trẻ biếng ăn, chỉ ăn được 1-2 thìa là bỏ
– Giấc ngủ không ổn định, hay bị rối loạn, trẻ ngủ không đúng giấc và không đủ giấc (có một số biểu hiện cụ thể như: ngủ hay giật mình, hay khóc thét giữa đêm, dậy nhiều lần trong đêm, hay ngủ vào ban ngày còn đêm trằn trọc, trở mình…).
– Thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm trùng do sức đề kháng yếu.
Ngoài ra, suy sinh dưỡng ở trẻ nhỏ còn có các biểu hiện khác như: quáng gà, khô giác mạc, thậm chí là loét giác mạc do thiếu vitamin, cơ thể có thể bị phù đột xuất hoặc teo đét lại. Tuy nhiên, những hiện tượng này là biểu hiện của căn bệnh suy dinh dưỡng rất nặng, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.
Cách 2: Quan sát qua các chỉ số về chiều cao và cân nặng
Ba mẹ có thể nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng dựa vào chiều cao và cân nặng của bé theo quy chuẩn của bộ y tế.

Dựa vào cân nặng
– Đối với trẻ mới sinh, sau 5 tháng, cân nặng sẽ tăng gấp đôi, sau 1 năm (12 tháng) cân nặng sẽ tăng gấp ba lần.
– Khi trẻ lên 6 tuổi, cân nặng thấp nhất của trẻ là 18-20 kg.
Tuy nhiên, nếu không có cân, ba mẹ có thể thay cân bằng một chiếc thước dây để nhận biết bé nhà mình có bị suy dinh dưỡng hay không bằng một chiếc thước dây nhỏ. Ở độ tuổi từ 1-5 tuổi, trẻ phát triển bình thường sẽ có vòng cánh tay là 14-15 cm, dưới 13 cm là trẻ bị suy dinh dưỡng.
Dựa vào chiều cao
– Khi trẻ mới sinh, chiều cao thấp nhất của trẻ là 50cm, 65 cm đối với trẻ 6 tháng tuổi và 75cm với trẻ 12 tháng tuổi.
– Trẻ lên 2 tuổi, chiều cao trung bình là 85 cm, 95 cm với trẻ 3 tuổi và 1m với trẻ 4 tuổi. Tương tự như vậy, qua mỗi năm, trẻ tăng thêm được 5cm. Nếu chiều cao của trẻ thấp hơn quy chuẩn thì ba mẹ nên xem lại nhé, vì rất có thể trẻ đã mắc bệnh suy dinh dưỡng mà ba mẹ không biết!
Suy dinh dưỡng ở trẻ em
Nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Có 3 nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị suy dinh dưỡng mà mẹ không thể ngờ tới:
Cai sữa cho trẻ quá sớm
Sữa mẹ là nguồn thức ăn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và sức đề kháng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, với những mẹ cho bé cai sữa sớm hơn 24 tháng, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao khiến cho sức đề kháng của trẻ bị giảm xuống. Trẻ hay ốm dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán nản, dễ sụt cân.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Khi còn quá nhỏ, nếu mẹ cho bé ăn dặm, đường tiêu hóa của bé rất dễ bị dị ứng do các protein chưa tiêu hóa được trong thức ăn. Khi ăn dặm, thường các bé sẽ ít bú sữa mẹ, bởi vậy, trẻ dễ bị thiếu chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
Nếu trẻ cai sữa và ăn dặm quá muộn, cũng dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bởi sau 6 tháng, nguồn sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nữa. Các mẹ có thể tham khảo thêm cách cho trẻ ăn dặm tại đây.
Ba mẹ thiếu kiến thức khoa học trong việc nuôi dạy trẻ
Có nhiều mẹ khi sinh bé bị thiếu sữa hoặc không có sữa nên thay sữa bằng cách cho con ăn cháo đường hoặc sữa ông thọ pha loãng theo kinh nghiệm của người xưa để lại. Tuy nhiên, nhiều mẹ không thể ngờ rằng chính cách này lại khiến hệ tiêu hóa của bé bị nhiễm trùng, khiến bé có thể bị nôn mửa, tiêu chảy bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như: trẻ biếng ăn, lười ăn, trẻ bị dị tật, trẻ đau ốm kéo dài, trẻ bị đại tràng hoặc có thể do thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ…
Có những thói quen đơn giản trong cuộc sống mà mẹ vô tình không biết cũng có thể “góp phần” là nguyên nhân chính khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Bởi vậy, mẹ hãy thường xuyên quan tâm, theo dõi những biểu hiện cũng như các chỉ số cân nặng, chiều cao của bé để điều chỉnh hợp lý, tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở con em mình nhé!
Cách khắc phục và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Để khắc phục trạng bé bị suy dinh dưỡng , mẹ nên chú ý đến các vấn đề sau:
Về chế độ dinh dưỡng
– Mẹ cần ăn uống đầy đủ ngay trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai bé. Hơn nữa, mẹ cần đạt mức tăng cân 10-12kg trong quá trình thai kỳ, khám thai ít nhất 3 lần và tiêm đầy đủ 2 mũi uốn ván. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm sắt và acid folic hàng ngày để chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
– Ngay sau sinh, mẹ cho con bú trong ½ h đầu, trong thời gian 4 tháng đầu, hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo độ dinh dưỡng cũng như sức đề kháng cho bé. Chỉ nên cai sữa sau 2 năm.
– Bổ sung ăn dặm cho bé từ tháng thứ 5 và thực đơn nên tăng cường nhiều chất béo như: dầu, mỡ, lạc, vừng…và chia thành nhiều bữa nhỏ để bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
– Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 36 tháng, uống vitamin A liều cao 2 lần/năm. Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng bệnh như tiêu chảy, hô hấp…

– Trong các bữa ăn của bé, mẹ nên cung cấp đầy đủ: năng lượng – vitamin – chất khoáng – chất xơ – chất đạm, béo trong các món ăn.
Về cách ăn uống
– Mẹ hãy luôn đảm bảo cho bé ăn các thức ăn chín, thực hiện ăn chín, uống sôi và ăn ngay sau khi nấu.
– Chỉ nên cho bé ăn thức ăn sau khi đã đun sôi 3h, sau 3h mẹ không nên cho bé ăn đồ đó nữa, mặc dù có hâm nóng lại cũng không nên cho bé ăn.
Tôi có một người bạn nuôi con rất cẩn thận, bé ăn uống và phát triển rất bình thường, thậm chí cân nặng còn trên tiêu chuẩn của bộ y tế. Tuy nhiên, có một lần nghe các bà mẹ bỉm sữa bảo nhau “cho con ăn trứng gà sống cho mát và đảm bảo chất dinh dường còn nguyên vẹn, không bị mất đi khi nấu chín”.
Bạn tôi đã về thực hiện cho con mình và không ngờ được hậu quả khôn lường. Bé bị tiêu chảy cấp phải đi viện sau khi ăn hết một quả trứng sống. Và sau khoảng thời gian điều trị ở viện, khả năng miễn dịch của bé đã giảm rất nhiều, bé mắc căn bệnh suy dinh dưỡng do mất nước và ăn uống ít đi. Mặc dù bạn tôi đã chăm sóc bé rất cẩn thận nhưng bé vẫn không thể tăng cân mà ngày càng giảm đi.
– Trước khi ăn uống, mẹ hãy đảm bảo tay của bé luôn được sạch sẽ.
– Các dụng cụ như bát, đĩa, cốc của bé cần được tiệt trùng trước khi ăn
Bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Về môi trường sống
– Mẹ hãy luôn đảm bảo chỗ ăn, ngủ, vui chơi của bé được khô thoáng, mát và sạch sẽ.
– Không gian sinh hoạt của bé cần được thoải mái và nguồn nước phải đảm bảo sạch
– Rác thải cần ở xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu lại.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về dấu hiện, nguyên nhân cũng như biện pháp để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh căn bệnh suy dinh dưỡng, các mẹ hãy tự chăm sóc bản thân, con nhỏ từ lúc còn thai kỳ nhé!