Viêm Phổi, Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em Và Cách Khắc Phục

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, vì thế, chỉ cần một tác nhân nhỏ từ môi trường cũng có thể làm trẻ đổ bệnh. Khi trời trở lạnh, viêm phổi và viêm phế quản ở trẻ em thường xuất hiện. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng làm trẻ cảm thấy khó chịu và khóc quấy, thậm chí có khi để lại các biến chứng về sau.

Vì vậy, ba mẹ cần có những biện pháp khắc phục từ những dấu hiệu viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ em để trẻ luôn vui khỏe, gia đình luôn hạnh phúc.

Phân biệt bệnh viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ em

45% là con số ca bệnh hô hấp hàng năm và tỉ lệ này ở trẻ nhỏ còn cao hơn. Theo các thống kê, trung bình trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh hô hấp 5 lần trong 1 năm và phần lớn các bệnh hô hấp thường tự khỏi, chỉ khoảng 20% số ca bệnh chuyển sang viêm phổi và viêm phế quản.

Viêm phổi và viêm phế quản ở trẻ em có những điểm khá tương đồng và các bậc phụ huynh thường không biết cách phân biệt biểu hiện của hai bệnh này ra sao. Theo các chuyên gia y tế cả hai bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trẻ bị viêm phế quản thường dễ mắc cả bệnh viêm phổi.

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em Và Cách Khắc Phục
Biểu hiện viêm phổi, viêm phế quản khá tương đồng – Nguồn: centralpharmacy.vn

Để phân biệt bệnh viêm phổi và viêm phế quản đúng nhất, trẻ sẽ được làm kiểm tra chi tiết vùng phế quản phổi, nội soi, sinh thiết dịch hay chụp X quang. Từ đó, dựa vào các chỉ số sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất.

Nguyên nhân và dấu hiệu viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ em

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm phế quản ở trẻ em mà cha mẹ nên để ý đó là trẻ lười bú và bỏ bú, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, nôn ói… Viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết ra các dịch nhầy nên trẻ sẽ có dấu hiệu ho nhiều và khó thở.

Các mẹ nên tinh ý hơn nếu trẻ có cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.

Nếu như cơn ho càng kéo dài và xuất hiện đờm thì tình trạng bệnh đã ở mức độ nặng hơn. Đờm do bệnh viêm phế quản ở trẻ em gây ra thường có màu xanh, xám hoặc hơi ngả xanh vàng.

Xác định nguyên nhân gây bệnh cũng là một cách để cha mẹ phòng tránh những tác nhân có hại ngay từ đầu cho trẻ. Tác nhân chính gây bệnh có thể do virus hay cũng có thể do các vi trùng khác như nấm men, vi khuẩn. Môi trường không khí bị ô nhiễm cũng là một nguyên nhân mà cha mẹ thường chủ quan và bỏ qua. Đối với trẻ có sức đều kháng yếu, cùng với môi trường và thời tiết lạnh đột ngột là điều kiện lí tưởng để vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ ở mũi, họng và gây bệnh.

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em Và Cách Khắc Phục
Trẻ xuất hiện những cơn ho sốt – Nguồn chuyenkhoataimuihong.com

Dấu hiệu viêm phổi và nguyên nhân

Thường những dấu hiệu viêm phổi khá giống nhau và mẹ chỉ cần tinh ý một chút là có thể xác định bệnh ngay tại nhà cho con được. Trước hết nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khò khè… cần đề phòng.

Khi thấy các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, khi trẻ ngủ, bố mẹ cần chú ý quan sát nhịp thở của trẻ. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng đồng hồ bấm giờ kết hợp cùng việc đếm nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút. Sau đó so sánh kết quả: nếu nhịp thở lớn hơn 40 nhịp / phút đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi thì rất có thể trẻ rất có thể đã bị viêm phổi.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ không có đầy đủ các dấu hiệu viêm phổi nhưng nhịp thở bất thường là yếu tố đặc trưng nhất để xác định bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường do các tác nhân như nhiễm trùng phế cầu thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi còn đối với trẻ trên 5 tuổi thường do phế cầu và chủng cầu Mycoplasma Pneumoniae.

Cách khắc phục tình trạng viêm phổi và viên phế quản ở trẻ em

Trước tiên, ngay sau khi nhận thấy một vài dấu hiệu viêm phổi và viêm phế quản ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng họng.

Về chế độ ăn uống

Đối với bệnh này, nguyên nhân gây bệnh thường do virus thì khả năng dùng kháng sinh dường như không đem lại hiệu quả mà lại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc tại nhà.

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em Và Cách Khắc Phục
Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cho trẻ ăn nhiều rau củ có vitamin A, C, E như cà rốt, cà chua, dâu tây; thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như ngũ cốc, đậu nành,… sẽ tốt cho bệnh viêm phế quản ở trẻ em.

Tránh không nên cho trẻ uống nước lạnh và thay vào đó uống nước ấm nhiều nhất có thể. Điều này sẽ làm sạch đờm nhớt ở phế quản và giúp trẻ dễ thở, đỡ đau rát hơn. Để dễ dàng hơn cho bạn, chúng tôi xin đưa ra cách tính lượng nước cụ thể như sau:

– Bé 10 kg cần 1 lít nước mỗi ngày.

– Bé trên 10 kg tính lượng nước bằng công thức: 1000ml + n ×50 trong đó n là số kg của bé – 10.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh đặc biệt là cách khắc phục bệnh viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ em giúp cha mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc con.

Scroll to Top